Dinh dưỡng cho bé và mẹ mang thai

Hiển thị các bài đăng có nhãn sua cho be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sua cho be. Hiển thị tất cả bài đăng

Các bác sĩ tại Mỹ khuyến cáo sữa thô, sữa vắt trực tiếp từ bò, dê…chưa qua tiệt trùng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em, phụ nữ mang thai và thậm chí là cả người lớn.



Tác giả của báo cáo trên, tiến sĩ Yvonne Maldonado, chuyên khoa nhi tại trường Đại học y dược Stanford, California lưu ý rằng từ năm 1998-2009, có 1.837 ca ghi nhận mắc bệnh, 195 trường hợp nhập viện, 2 trường hợp tử vong do sử dụng sữa thô và các sản phẩm làm từ sữa thô. Đa số các ca nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella, vi khuẩn roi.


Báo cáo được Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (APP) cho biết mặc dù mọi người cho rằng uống sữa thô tốt hơn cho sức khỏe vì có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa đã tiệt trùng nhưng những nhận định này chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh.


Gần đây, nhiều người ra sức ủng hộ quan điểm uống sữa thô tốt hơn cho sức khỏe vì cho rằng trong sữa thô không chứa các thuốc kháng sinh mà đôi lúc lại tìm thấy trong sữa đã tiệt trùng, loại sữa đã được đun nóng và làm lạnh nhanh để diệt vi trùng có hại trong sữa.


Nhiều người còn cho rằng uống sữa thô sẽ giúp hấp thu đường lactose có trong sữa mặc dù chẳng có bất kì nghiên cứu nào đưa ra kết luận đó.


Tình trạng bất dung nạp đường lactose và hậu quả


Là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên.


Thống kê cho thấy có khoảng 50% -70% trẻ uống sữa bị tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện bất dung nạp đường Lactose.


TS Maldonado khuyến cáo uống sữa chưa qua tiệt trùng không hề tốt cho mọi người vì nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm cao. Sữa tiệt trùng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, protein, vitamin và canxi, hơn nữa, sữa tiệt trùng ít có nguy cơ gây các bệnh nhiễm khuẩn.


Buôn bán sữa thô và các sản phẩm từ chúng đã bị cấm tại Mỹ bởi Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA) vào năm 1987, tuy nhiên các đơn vị chức năng vẫn không ngăn chặn được các sản phẩm này được buôn bán tại biên giới các tiểu bang.


Chính sách mới được công bố tại tạp chí Nhi khoa cho biết luật cấm bán sữa thô trên toàn đất nước đã có hiệu lực, khuyến khích các bác sĩ truyền thông tin đúng đắn cho người dùng.


Báo cáo của APP là cơ sở để cơ quan này cùng FDA, Hiệp hội y khoa, Hiệp hội thú y, Hiệp hội y tế môi trường quốc gia Mỹ, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ an toàn thực phẩm, và Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mọi người không nên uống sữa thô và sử dụng các sản phẩm từ chúng.

Không nên cho trẻ uống sữa thô

Các bác sĩ tại Mỹ khuyến cáo sữa thô, sữa vắt trực tiếp từ bò, dê…chưa qua tiệt trùng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em, phụ nữ mang thai và thậm chí là cả người lớn.



Tác giả của báo cáo trên, tiến sĩ Yvonne Maldonado, chuyên khoa nhi tại trường Đại học y dược Stanford, California lưu ý rằng từ năm 1998-2009, có 1.837 ca ghi nhận mắc bệnh, 195 trường hợp nhập viện, 2 trường hợp tử vong do sử dụng sữa thô và các sản phẩm làm từ sữa thô. Đa số các ca nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella, vi khuẩn roi.


Báo cáo được Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (APP) cho biết mặc dù mọi người cho rằng uống sữa thô tốt hơn cho sức khỏe vì có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa đã tiệt trùng nhưng những nhận định này chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh.


Gần đây, nhiều người ra sức ủng hộ quan điểm uống sữa thô tốt hơn cho sức khỏe vì cho rằng trong sữa thô không chứa các thuốc kháng sinh mà đôi lúc lại tìm thấy trong sữa đã tiệt trùng, loại sữa đã được đun nóng và làm lạnh nhanh để diệt vi trùng có hại trong sữa.


Nhiều người còn cho rằng uống sữa thô sẽ giúp hấp thu đường lactose có trong sữa mặc dù chẳng có bất kì nghiên cứu nào đưa ra kết luận đó.


Tình trạng bất dung nạp đường lactose và hậu quả


Là tình trạng cơ thể thiếu men Lactase để tiêu hóa đường Lactose có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của những vi khuẩn có lợi giúp cho sự phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose.


Tình trạng bất dung nạp đường Lactose có thể do bẩm sinh hoặc do tiêu chảy bởi các nguyên nhân khác gây nên.


Thống kê cho thấy có khoảng 50% -70% trẻ uống sữa bị tiêu chảy nặng nhập viện có biểu hiện bất dung nạp đường Lactose.


TS Maldonado khuyến cáo uống sữa chưa qua tiệt trùng không hề tốt cho mọi người vì nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm cao. Sữa tiệt trùng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng, protein, vitamin và canxi, hơn nữa, sữa tiệt trùng ít có nguy cơ gây các bệnh nhiễm khuẩn.


Buôn bán sữa thô và các sản phẩm từ chúng đã bị cấm tại Mỹ bởi Cơ quan quản lí thực phẩm và dược phẩm (FDA) vào năm 1987, tuy nhiên các đơn vị chức năng vẫn không ngăn chặn được các sản phẩm này được buôn bán tại biên giới các tiểu bang.


Chính sách mới được công bố tại tạp chí Nhi khoa cho biết luật cấm bán sữa thô trên toàn đất nước đã có hiệu lực, khuyến khích các bác sĩ truyền thông tin đúng đắn cho người dùng.


Báo cáo của APP là cơ sở để cơ quan này cùng FDA, Hiệp hội y khoa, Hiệp hội thú y, Hiệp hội y tế môi trường quốc gia Mỹ, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ an toàn thực phẩm, và Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mọi người không nên uống sữa thô và sử dụng các sản phẩm từ chúng.


Một số triệu chứng mà trẻ khi uống sữa có thể gặp như sau:



Một số trẻ bị giảm lượng men lactase giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa nên bị buồn nôn, uống sữa bị đau bụng nhẹ, có khi ói và tiêu chảy nhẹ. Phản ứng này hết ngay khi thải hết sữa ra khỏi cơ thể.


Người châu Á và châu Phi hay bị tình trạng này khi lớn lên do tính di truyền, hình thành từ thói quen ít uống sữa từ nhiều thế hệ trước. Những trẻ ngưng uống sữa một thời gian dài dễ bị giảm men lactase trong đường tiêu hóa.


Biện pháp khắc phục là uống mỗi lần một lượng nhỏ sữa (<100-120ml/ lần với trẻ em), sau bữa ăn nhẹ, tăng dần mỗi ngày để kích thích ruột tạo ra men lactase. Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Một số bé khác lại có cảm giác ậm ạch sau khi uống sữa, điều này xảy ra nếu uống nhiều sữa sau một bữa ăn quá no, có nhiều chất đạm và chất béo trước đó. Nếu bữa ăn đã đủ no và đủ chất, sữa nên uống cách ra sau 2- 3 giờ để không gây quá tải cho hệ tiêu hóa.


Một số trẻ có cảm giác buồn nôn do thấy vị sữa quá ngọt hoặc quá béo dù những bé khác thấy ngon, nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng và biếng ăn, do cảm nhận của mỗi cơ thể với mùi vị khác nhau.


Khi trẻ đang bị ốm hoặc không khỏe trong người cũng dễ bị buồn nôn, ói và khó tiêu hơn khi uống sữa.


Ngoài ra, một số thành phần của thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa như sắt (trong thuốc bổ, thuốc điều trị thiếu máu), kẽm (trong thuốc điều trị tiêu chảy, suy dinh dưỡng), canxi, magne (trong điều trị đổ mồ hôi, mất ngủ), một số kháng sinh. Lúc này uống sữa từng ít một chứ không nên uống một lần quá nhiều dễ gây ra tình trạng nôn mửa.


Để đảm bảo cho trẻ dung nạp tốt và hấp thu được những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, cần chọn những loại sữa có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng mỗi lần và số lần uống sữa phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ theo từng thời điểm.

Một số triệu chứng mà trẻ khi uống sữa dễ gặp

Một số triệu chứng mà trẻ khi uống sữa có thể gặp như sau:



Một số trẻ bị giảm lượng men lactase giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa nên bị buồn nôn, uống sữa bị đau bụng nhẹ, có khi ói và tiêu chảy nhẹ. Phản ứng này hết ngay khi thải hết sữa ra khỏi cơ thể.


Người châu Á và châu Phi hay bị tình trạng này khi lớn lên do tính di truyền, hình thành từ thói quen ít uống sữa từ nhiều thế hệ trước. Những trẻ ngưng uống sữa một thời gian dài dễ bị giảm men lactase trong đường tiêu hóa.


Biện pháp khắc phục là uống mỗi lần một lượng nhỏ sữa (<100-120ml/ lần với trẻ em), sau bữa ăn nhẹ, tăng dần mỗi ngày để kích thích ruột tạo ra men lactase. Đọc kỹ nhãn mác hàng hóa: Với cách này, bạn sẽ tránh được việc cho bé dùng những sản phẩm sữa có chứa nhiều lactose. Những sản phẩm có chứa sữa là bánh quy, ngũ cốc, bánh mỳ sữa, bơ…


Một số bé khác lại có cảm giác ậm ạch sau khi uống sữa, điều này xảy ra nếu uống nhiều sữa sau một bữa ăn quá no, có nhiều chất đạm và chất béo trước đó. Nếu bữa ăn đã đủ no và đủ chất, sữa nên uống cách ra sau 2- 3 giờ để không gây quá tải cho hệ tiêu hóa.


Một số trẻ có cảm giác buồn nôn do thấy vị sữa quá ngọt hoặc quá béo dù những bé khác thấy ngon, nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng và biếng ăn, do cảm nhận của mỗi cơ thể với mùi vị khác nhau.


Khi trẻ đang bị ốm hoặc không khỏe trong người cũng dễ bị buồn nôn, ói và khó tiêu hơn khi uống sữa.


Ngoài ra, một số thành phần của thuốc điều trị bệnh có thể làm tăng cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa như sắt (trong thuốc bổ, thuốc điều trị thiếu máu), kẽm (trong thuốc điều trị tiêu chảy, suy dinh dưỡng), canxi, magne (trong điều trị đổ mồ hôi, mất ngủ), một số kháng sinh. Lúc này uống sữa từng ít một chứ không nên uống một lần quá nhiều dễ gây ra tình trạng nôn mửa.


Để đảm bảo cho trẻ dung nạp tốt và hấp thu được những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, cần chọn những loại sữa có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng mỗi lần và số lần uống sữa phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ theo từng thời điểm.


Lactose là đường chính có trong sữa và hầu hết các sản phẩm khác của sữa. Trong ruột non của bạn tạo ra enzyme lactase để giúp bạn tiêu hóa đường đó. Khi bạn không dung nạp lactose có nghĩa là trong ruột bạn không đủ lactase để tiêu hóa lactose. Mặc dù việc cơ thể không dung nạp lactose không thể chữa được nhưng nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể làm giảm hoặc loại bỏ được các triệu chứng khó chịu đó.



Ở Mỹ có hàng triệu người cũng giống như bạn, có các triệu chứng không dung nạp lactose như đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn… Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng người và phụ thuộc vào các loại thực phẩm bạn ăn mà gây ra các triệu chứng nặng hay nhẹ. Cũng có thể bạn nhạy cảm với một lượng nhỏ các thực phẩm có chứa lactose hoặc bạn chỉ xuất hiện các triệu chứng này khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa lactose.


Sữa và sản phẩm từ sữa là những thực phẩm “nổi tiếng” có nhiều lactose, ngoài ra còn có một số sản phẩm không phải là sữa nhưng có chứa một loại protein được gọi là casein cũng có lactose. Để tránh mắc phải các triệu chứng không dung nạp lactose, bạn nên đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi mua hàng hoặc nấu ăn.


Nếu cơ thể quá nhạy cảm với lactose, bạn nên tránh các loại thực phẩm sau: Bánh nướng, bánh mỳ, ngũ cốc ăn sáng, một số loại bánh kẹo như sô cô la sữa, thực phẩm ăn liền như khoai tây nghiền, súp, bột kem không sữa, thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, dấm trộn xa lát …


Bạn nên ghi vào cuốn nhật kí các loại thực phẩm bạn ăn và lưu ý khi có các triệu chứng trên, sau đó ngừng ăn thực phẩm đó để xem các triệu chứng có biến mất hay không. Để chẩn đoán bệnh được rõ nét hơn, các bác sĩ dựa vào đó sẽ có kết luận chính xác hơn cho bạn. Ngoài ra, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác như:


– Test hơi thở hydro: Thông thường mọi người có rất ít hydro trong hơi thở của họ. Nếu cơ thể bạn không tiêu hóa được lactose, hydro sẽ sinh ra nhiều ở ruột và sau đó là cuộn lên trong hơi thở. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem trong hơi thở của bạn có bao nhiêu hydro sau khi bạn ăn thức phẩm chứa lactose trong vài giờ. Nếu nồng độ hydro trong hơi thở cao sau 3 đến 5 giờ, điều đó nghĩa là cơ thể của bạn không tiêu hóa tốt lactose.


– Test thử lactose qua xét nghiệm máu: Kiểm tra nếu lượng đường trong máu tăng sau khi ăn thực phẩm chứa lactose đồng nghĩa với việc cơ thể bạn không dung nạp lactose vì nó sẽ giải phóng đường vào trong máu của bạn.


Khi xác định cơ thể bạn không dung nạp lactose, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn có kế hoạch cho chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy làm một cuốn nhật kí ghi chép các loại thực phẩm bạn cần tránh hoặc loại thực phẩm nào bạn có thể ăn mà không gây ra các triệu chứng khó chịu. Đôi khi không cần tránh tuyệt đối các sản phẩm từ sữa, bạn có thể sử dụng chúng ở một lượng nhỏ phù hợp cơ địa của mình.


Có thể thay đổi một vài điều sau đây để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu này nhé:


– Không chỉ ăn duy nhất sản phẩm sữa: Nó sẽ dễ dàng hơn cho cơ thể tiêu hóa lactose khi bạn ăn cùng với các sản phẩm khác và chỉ nên ăn một lượng nhỏ sữa hoặc sản phẩm từ sữa trong bữa ăn.


– Chọn các sản phẩm từ sữa dễ tiêu hóa: Một số sản phẩm dễ tiêu hóa hơn như phô mai, sữa chua và pho mát.


– Sử dụng sữa không chứa lactose hoặc chứa ít lactose. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm không sữa như hạnh nhân, gạo, sữa đậu nành.


Đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nếu trẻ có triệu chứng không dung nạp lactose, các bác sĩ khuyên nên thay đổi công thức từ sữa bò sang sữa đậu nành cho đến khi các triệu chứng biến mất. Sau đó từ từ thêm sữa bò và các sản phẩm từ sữa trở lại chế độ ăn của trẻ.


Có thể thay thế enzym lactase để giúp ngăn ngừa triệu chứng không dung nạp lactose trong cơ thể.

Đầy hơi, đau bụng khi uống sữa

Lactose là đường chính có trong sữa và hầu hết các sản phẩm khác của sữa. Trong ruột non của bạn tạo ra enzyme lactase để giúp bạn tiêu hóa đường đó. Khi bạn không dung nạp lactose có nghĩa là trong ruột bạn không đủ lactase để tiêu hóa lactose. Mặc dù việc cơ thể không dung nạp lactose không thể chữa được nhưng nếu bạn thay đổi chế độ ăn uống, bạn có thể làm giảm hoặc loại bỏ được các triệu chứng khó chịu đó.



Ở Mỹ có hàng triệu người cũng giống như bạn, có các triệu chứng không dung nạp lactose như đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn… Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng người và phụ thuộc vào các loại thực phẩm bạn ăn mà gây ra các triệu chứng nặng hay nhẹ. Cũng có thể bạn nhạy cảm với một lượng nhỏ các thực phẩm có chứa lactose hoặc bạn chỉ xuất hiện các triệu chứng này khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa lactose.


Sữa và sản phẩm từ sữa là những thực phẩm “nổi tiếng” có nhiều lactose, ngoài ra còn có một số sản phẩm không phải là sữa nhưng có chứa một loại protein được gọi là casein cũng có lactose. Để tránh mắc phải các triệu chứng không dung nạp lactose, bạn nên đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi mua hàng hoặc nấu ăn.


Nếu cơ thể quá nhạy cảm với lactose, bạn nên tránh các loại thực phẩm sau: Bánh nướng, bánh mỳ, ngũ cốc ăn sáng, một số loại bánh kẹo như sô cô la sữa, thực phẩm ăn liền như khoai tây nghiền, súp, bột kem không sữa, thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, dấm trộn xa lát …


Bạn nên ghi vào cuốn nhật kí các loại thực phẩm bạn ăn và lưu ý khi có các triệu chứng trên, sau đó ngừng ăn thực phẩm đó để xem các triệu chứng có biến mất hay không. Để chẩn đoán bệnh được rõ nét hơn, các bác sĩ dựa vào đó sẽ có kết luận chính xác hơn cho bạn. Ngoài ra, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác như:


– Test hơi thở hydro: Thông thường mọi người có rất ít hydro trong hơi thở của họ. Nếu cơ thể bạn không tiêu hóa được lactose, hydro sẽ sinh ra nhiều ở ruột và sau đó là cuộn lên trong hơi thở. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem trong hơi thở của bạn có bao nhiêu hydro sau khi bạn ăn thức phẩm chứa lactose trong vài giờ. Nếu nồng độ hydro trong hơi thở cao sau 3 đến 5 giờ, điều đó nghĩa là cơ thể của bạn không tiêu hóa tốt lactose.


– Test thử lactose qua xét nghiệm máu: Kiểm tra nếu lượng đường trong máu tăng sau khi ăn thực phẩm chứa lactose đồng nghĩa với việc cơ thể bạn không dung nạp lactose vì nó sẽ giải phóng đường vào trong máu của bạn.


Khi xác định cơ thể bạn không dung nạp lactose, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn có kế hoạch cho chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy làm một cuốn nhật kí ghi chép các loại thực phẩm bạn cần tránh hoặc loại thực phẩm nào bạn có thể ăn mà không gây ra các triệu chứng khó chịu. Đôi khi không cần tránh tuyệt đối các sản phẩm từ sữa, bạn có thể sử dụng chúng ở một lượng nhỏ phù hợp cơ địa của mình.


Có thể thay đổi một vài điều sau đây để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu này nhé:


– Không chỉ ăn duy nhất sản phẩm sữa: Nó sẽ dễ dàng hơn cho cơ thể tiêu hóa lactose khi bạn ăn cùng với các sản phẩm khác và chỉ nên ăn một lượng nhỏ sữa hoặc sản phẩm từ sữa trong bữa ăn.


– Chọn các sản phẩm từ sữa dễ tiêu hóa: Một số sản phẩm dễ tiêu hóa hơn như phô mai, sữa chua và pho mát.


– Sử dụng sữa không chứa lactose hoặc chứa ít lactose. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm không sữa như hạnh nhân, gạo, sữa đậu nành.


Đặc biệt lưu ý với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nếu trẻ có triệu chứng không dung nạp lactose, các bác sĩ khuyên nên thay đổi công thức từ sữa bò sang sữa đậu nành cho đến khi các triệu chứng biến mất. Sau đó từ từ thêm sữa bò và các sản phẩm từ sữa trở lại chế độ ăn của trẻ.


Có thể thay thế enzym lactase để giúp ngăn ngừa triệu chứng không dung nạp lactose trong cơ thể.


Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính và cần thiết nhất cho sự phát triển của con. Đối với các bé lớn hơn, đây vẫn là nguồn bổ sung canxi, các vitamin và khoáng chất vô cùng hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của sữa, các bà mẹ ngày nay luôn rất chú trọng đầu tư cho con uống ít nhất 1-3 cốc/hộp sữa một ngày. Tuy nhiên, mặc dù sữa là thực phẩm “góp mặt” trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày nhưng hiện vẫn có rất nhiều chị em hiểu sai về sữa và cách cho con uống sữa.


Xin liệt kê những “huyền thoại” sai lầm về loại thực phẩm thiết yếu này đang được chị em rỉ tai nhau



“Huyền thoại” 1:


Uống sữa tươi tốt hơn so với sữa công thức


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đường tiêu hóa, thận và các cơ quan khác chưa thực sự hoàn thiện, trong khi tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa tươi lại không phù hợp với cơ thể.


Sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ  dễ có nguy cơ bị quá tải thận.


Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1tuổi  có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính.


Mặt khác lactose trong sữa tươi lại chủ yếu là lactose tuýp a, có thể dễ dàng bị vi khuẩn E. coli xâm nhập, khiến bé sơ sinh có khả năng mắc phải các bệnh đường tiêu hóa.


Vì vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên cho con uống sữa công thức đến ít nhất 1 tuổi và uống đúng theo từng loại sữa phù hợp với từng tháng tuổi của bé.


“Huyền thoại” 2 :


Sữa thơm hơn thì tốt hơn


Sữa thơm chỉ là do các nhà sản xuất đã cho thêm vào đó một chút hương làm tăng mùi sữa. Để kích thích sự thèm ăn của bé, người ta hay thường thêm vào sữa một ít kem, vani và các chất thơm khác. Tuy nhiên các chất thơm không làm tăng lượng dinh dưỡng có trong sữa và cũng không thể hiện rằng sữa thơm thì tốt hơn sữa nhạt hay sữa có vị tanh.


Lời đồn sai lầm về sữa cho trẻ nhỏ – 1


Sữa bột lâu tan là sữa ‘rởm’, sữa cho trẻ càng nhiểu canxi càng tốt….là những “huyền thoại” sai lầm về sữa đang được chị em rỉ tai nhau. (ảnh minh họa)


“Huyền thoại” 3 :


Sữa bột nào cứ tan nhanh là sữa “xịn”


Nhiều chị em hay rỉ tai nhau rằng sữa bột mà pha mãi vẫn còn hạt nhỏ đọng trên thành bình thì dễ có khả năng là …sữa ‘rởm’. Thực ra “lời đồn” này không hề có căn cứ. Một loại sữa bột lại có một công thức riêng với các nguyên tố vi lượng và nhiều nguyên liệu riêng, kết cấu, tỷ lệ các thành phần này cũng riêng. Do vậy mỗi sữa cũng sẽ có một độ tan khác nhau và không thể dựa vào đó để xác định chất lượng sữa.


“Huyền thoại” 4 :


Sữa có lượng canxi càng cao là càng tốt cho trẻ sơ sinh


Canxi rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ nhỏ. Vậy nhưng mỗi lứa tuổi lại có một sự hấp thu sữa nhất định. Quá nhiều canxi có thể khiến cơ thể trẻ không hấp thụ hết, gây ra phân cứng, khó tiêu, táo bón. Nếu canxi thừa đọng lại trong cơ thể một thời gian dài còn có thể tạo thành sỏi nhỏ.


“Huyền thoại” 5:


Bột ngũ cốc nhiều chất hơn sữa bột bình thường


Các thành phần chính trong bột ngũ cốc bao gồm tinh bột ngũ cốc, chất béo và một ít protein. Tuy nhiên hàm lượng protein trong bột ngũ cốc lại ít hơn nhiều so với sữa bình thường. Chính vì vậy nên mẹ cho con uống bột ngũ cốc thay sữa lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt protein trong cơ thể.


Bột ngũ cốc chỉ nên là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ.


“Huyền thoại 6”:


Chọn sữa tách béo tốt hơn sữa nguyên kem


Nhiều chị em sợ chọn sữa nguyên kem cho trẻ vì nghĩ rằng sữa này dễ khiến con bị béo phì. Thực tế, đối với mỗi em bé mẹ lại cần phải có cách chọn sữa riêng.


Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.


Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe.


Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng (do đường bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng), đồng thời giảm lượng  đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác sao cho tổng lượng đường trong ngày dưới 20g.


 

Hiểu đúng về sữa dành cho bé

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính và cần thiết nhất cho sự phát triển của con. Đối với các bé lớn hơn, đây vẫn là nguồn bổ sung canxi, các vitamin và khoáng chất vô cùng hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của sữa, các bà mẹ ngày nay luôn rất chú trọng đầu tư cho con uống ít nhất 1-3 cốc/hộp sữa một ngày. Tuy nhiên, mặc dù sữa là thực phẩm “góp mặt” trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày nhưng hiện vẫn có rất nhiều chị em hiểu sai về sữa và cách cho con uống sữa.


Xin liệt kê những “huyền thoại” sai lầm về loại thực phẩm thiết yếu này đang được chị em rỉ tai nhau



“Huyền thoại” 1:


Uống sữa tươi tốt hơn so với sữa công thức


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đường tiêu hóa, thận và các cơ quan khác chưa thực sự hoàn thiện, trong khi tỷ lệ canxi và phốt pho trong sữa tươi lại không phù hợp với cơ thể.


Sữa tươi có hàm lượng đạm, can-xi và phốt-pho cao, nếu cho trẻ dưới 1 tuổi uống sẽ  dễ có nguy cơ bị quá tải thận.


Về lâu dài, làm trẻ có nguy cơ bị cao huyết áp, béo phì ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra lượng đạm cao còn gây đầy bụng, khó tiêu, làm trẻ chán ăn. Sữa tươi có ít sắt, nghèo vi lượng nên trẻ dưới 1tuổi  có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu vi lượng nếu sử dụng sữa tươi như thực phẩm chính.


Mặt khác lactose trong sữa tươi lại chủ yếu là lactose tuýp a, có thể dễ dàng bị vi khuẩn E. coli xâm nhập, khiến bé sơ sinh có khả năng mắc phải các bệnh đường tiêu hóa.


Vì vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên cho con uống sữa công thức đến ít nhất 1 tuổi và uống đúng theo từng loại sữa phù hợp với từng tháng tuổi của bé.


“Huyền thoại” 2 :


Sữa thơm hơn thì tốt hơn


Sữa thơm chỉ là do các nhà sản xuất đã cho thêm vào đó một chút hương làm tăng mùi sữa. Để kích thích sự thèm ăn của bé, người ta hay thường thêm vào sữa một ít kem, vani và các chất thơm khác. Tuy nhiên các chất thơm không làm tăng lượng dinh dưỡng có trong sữa và cũng không thể hiện rằng sữa thơm thì tốt hơn sữa nhạt hay sữa có vị tanh.


Lời đồn sai lầm về sữa cho trẻ nhỏ – 1


Sữa bột lâu tan là sữa ‘rởm’, sữa cho trẻ càng nhiểu canxi càng tốt….là những “huyền thoại” sai lầm về sữa đang được chị em rỉ tai nhau. (ảnh minh họa)


“Huyền thoại” 3 :


Sữa bột nào cứ tan nhanh là sữa “xịn”


Nhiều chị em hay rỉ tai nhau rằng sữa bột mà pha mãi vẫn còn hạt nhỏ đọng trên thành bình thì dễ có khả năng là …sữa ‘rởm’. Thực ra “lời đồn” này không hề có căn cứ. Một loại sữa bột lại có một công thức riêng với các nguyên tố vi lượng và nhiều nguyên liệu riêng, kết cấu, tỷ lệ các thành phần này cũng riêng. Do vậy mỗi sữa cũng sẽ có một độ tan khác nhau và không thể dựa vào đó để xác định chất lượng sữa.


“Huyền thoại” 4 :


Sữa có lượng canxi càng cao là càng tốt cho trẻ sơ sinh


Canxi rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ nhỏ. Vậy nhưng mỗi lứa tuổi lại có một sự hấp thu sữa nhất định. Quá nhiều canxi có thể khiến cơ thể trẻ không hấp thụ hết, gây ra phân cứng, khó tiêu, táo bón. Nếu canxi thừa đọng lại trong cơ thể một thời gian dài còn có thể tạo thành sỏi nhỏ.


“Huyền thoại” 5:


Bột ngũ cốc nhiều chất hơn sữa bột bình thường


Các thành phần chính trong bột ngũ cốc bao gồm tinh bột ngũ cốc, chất béo và một ít protein. Tuy nhiên hàm lượng protein trong bột ngũ cốc lại ít hơn nhiều so với sữa bình thường. Chính vì vậy nên mẹ cho con uống bột ngũ cốc thay sữa lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt protein trong cơ thể.


Bột ngũ cốc chỉ nên là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ.


“Huyền thoại 6”:


Chọn sữa tách béo tốt hơn sữa nguyên kem


Nhiều chị em sợ chọn sữa nguyên kem cho trẻ vì nghĩ rằng sữa này dễ khiến con bị béo phì. Thực tế, đối với mỗi em bé mẹ lại cần phải có cách chọn sữa riêng.


Đối với trẻ dưới 2 tuổi, nếu uống sữa tươi nên chọn sữa nguyên kem, không nên chọn sữa tách béo (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì lúc này não cần chất béo để phát triển. Trẻ trên 2 tuổi nếu đã thừa cân béo phì thì nên dùng sữa tách béo một phần hoặc toàn phần.


Nếu trẻ đã đủ cân nặng, nên chọn sữa không đường để giảm bớt lượng đường hấp thu nhanh trong khẩu phần vì không có lợi cho sức khỏe.


Nếu uống sữa có đường thì sau khi uống nên súc miệng để tránh bị sâu răng (do đường bám trên men răng và bị các vi khuẩn sử dụng, sinh ra acid gây hỏng men răng), đồng thời giảm lượng  đường đưa vào cơ thể từ những thực phẩm khác sao cho tổng lượng đường trong ngày dưới 20g.


 


  1. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

  2. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ.

– Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non.



– Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml)


Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất.


  1. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:

– Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.


– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.


  1. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.


  1. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.


III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt


  1. Nhóm không có đường lactose:

Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: Gốc động vật và Gốc thực vật.


  1. Sữa thủy phân:

Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì hoặc uống sữa bị đau bụng, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.


Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.


  1. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).


  1. Nhóm sữa không chất béo:

Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.


Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:


– Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.


– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.


– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.


– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.


– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.


Không nên:


– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.


– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.


– Dùng nước rau để pha sữa.

Kinh nghiệm chọn sữa cho bé

  1. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

  2. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ.

– Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non.



– Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml)


Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất.


  1. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:

– Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.


– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.


  1. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.


  1. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.


III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt


  1. Nhóm không có đường lactose:

Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: Gốc động vật và Gốc thực vật.


  1. Sữa thủy phân:

Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì hoặc uống sữa bị đau bụng, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.


Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.


  1. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).


  1. Nhóm sữa không chất béo:

Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.


Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:


– Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.


– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.


– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.


– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.


– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.


Không nên:


– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.


– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.


– Dùng nước rau để pha sữa.


Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân thông thường như hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ (đặc biệt khi trẻ sinh non), không đảm bảo vệ sinh khi pha chế, bảo quản sữa và cho trẻ ăn, hoặc do thành phần đạm và chất béo của sữa không phù hợp với trẻ…



Tuy nhiên, nguyên nhân khá phổ biến là sự không dung nạp của cơ thể trẻ đối với đường lactose do men Lactase, một enzyme để tiêu hóa đường Lactose không sản sinh đầy đủ ở ruột. Vì vậy, đường lactose không tiêu hóa được sẽ nằm tích tụ trong đường ruột, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, quấy khóc, táo bón, đi phân lỏng.


Nếu như trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, và bị những rối loạn tiêu hóa này, bác sĩ sẽ tư vấn đổi sữa công thức cho trẻ và lời khuyên ở đây là chọn loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất, giảm đường lactose và được điều chế đặc biệt để giải quyết các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Giải quyết vấn đề bất dung nạp sữa ở trẻ không những giúp cho trẻ hấp thu sữa dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ cơ thể trẻ.


Là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, từ tháng 11.2013 Vinamilk tự hào cho ra đời lần đầu tiên tại Việt Nam sản phẩm  mới sữa tiệt trùng không Lactoza bổ sung thêm Canxi và Vitamin D. Sản phẩm giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không gây hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose.


Vì vậy, Vinamilk quyết định đưa ra thị trường sản phẩm này nhằm giúp những người tiêu dùng không dung nạp được lactose có cơ hội uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiêết yếu  có trong sữa. Đặc biệt, sản phẩm sữa  tiệt trùng Flex không lactoza của Vinamilk tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ hoàn toàn tự nhiên, vì nhờ công nghệ lên men tiên tiến, lactose có trong sữa đã được chuyển hóa thành 2 loại đường dễ hấp thu: glucose và galactose.

Không còn lo lắng vì bất dung nạp lactose

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân thông thường như hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ (đặc biệt khi trẻ sinh non), không đảm bảo vệ sinh khi pha chế, bảo quản sữa và cho trẻ ăn, hoặc do thành phần đạm và chất béo của sữa không phù hợp với trẻ…



Tuy nhiên, nguyên nhân khá phổ biến là sự không dung nạp của cơ thể trẻ đối với đường lactose do men Lactase, một enzyme để tiêu hóa đường Lactose không sản sinh đầy đủ ở ruột. Vì vậy, đường lactose không tiêu hóa được sẽ nằm tích tụ trong đường ruột, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa uống sữa bị đau bụng, đầy hơi, quấy khóc, táo bón, đi phân lỏng.


Nếu như trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, và bị những rối loạn tiêu hóa này, bác sĩ sẽ tư vấn đổi sữa công thức cho trẻ và lời khuyên ở đây là chọn loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất, giảm đường lactose và được điều chế đặc biệt để giải quyết các vấn đề tiêu hóa của trẻ. Giải quyết vấn đề bất dung nạp sữa ở trẻ không những giúp cho trẻ hấp thu sữa dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của toàn bộ cơ thể trẻ.


Là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam, cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, từ tháng 11.2013 Vinamilk tự hào cho ra đời lần đầu tiên tại Việt Nam sản phẩm  mới sữa tiệt trùng không Lactoza bổ sung thêm Canxi và Vitamin D. Sản phẩm giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không gây hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose.


Vì vậy, Vinamilk quyết định đưa ra thị trường sản phẩm này nhằm giúp những người tiêu dùng không dung nạp được lactose có cơ hội uống sữa để bổ sung các dưỡng chất thiêết yếu  có trong sữa. Đặc biệt, sản phẩm sữa  tiệt trùng Flex không lactoza của Vinamilk tuy không bổ sung đường nhưng có vị ngọt nhẹ hoàn toàn tự nhiên, vì nhờ công nghệ lên men tiên tiến, lactose có trong sữa đã được chuyển hóa thành 2 loại đường dễ hấp thu: glucose và galactose.


Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay khó chịu mùi vị của thuốc. Do vậy nhiều cha mẹ đã lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào sữa hoặc vào các loại nước mà trẻ thích uống. Việc làm này có nên không?



Ngoài nước và các chất hữu cơ như casein, albumin, globulin, đường lactose, lipid… trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn rất nhiều.


Chưa kể, nếu cho sữa vào bình, trẻ không uống hết sữa như vậy vô hình chúng liều lượng thuốc bị giảm xuống. Việc cho trẻ uống thuốc hòa chung với sữa hoặc các loại nước quả là rất phản khoa học. Trẻ sẽ bỏ bú hoặc không chịu uống các loại nước quả mà trước đó trẻ rất yêu thích.


Pha thuốc vào sữa hoặc nước quả có nên chăng?


Đối với trẻ khó uống thuốc nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nếu trẻ không ưa dùng loại này có thể đổi sang lại khác cho trẻ. Nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Có thể dùng xilanh bơm vào khóe miệng cho trẻ. Theo phản xạ trẻ sẽ nuốt. Lưu ý bỏ kim tiên chỉ dùng xi lanh. Hạn chế tối đa sự tương tác thuốc.

Có nên pha thuốc vào sữa cho trẻ?

Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay khó chịu mùi vị của thuốc. Do vậy nhiều cha mẹ đã lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào sữa hoặc vào các loại nước mà trẻ thích uống. Việc làm này có nên không?



Ngoài nước và các chất hữu cơ như casein, albumin, globulin, đường lactose, lipid… trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn rất nhiều.


Chưa kể, nếu cho sữa vào bình, trẻ không uống hết sữa như vậy vô hình chúng liều lượng thuốc bị giảm xuống. Việc cho trẻ uống thuốc hòa chung với sữa hoặc các loại nước quả là rất phản khoa học. Trẻ sẽ bỏ bú hoặc không chịu uống các loại nước quả mà trước đó trẻ rất yêu thích.


Pha thuốc vào sữa hoặc nước quả có nên chăng?


Đối với trẻ khó uống thuốc nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nếu trẻ không ưa dùng loại này có thể đổi sang lại khác cho trẻ. Nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Có thể dùng xilanh bơm vào khóe miệng cho trẻ. Theo phản xạ trẻ sẽ nuốt. Lưu ý bỏ kim tiên chỉ dùng xi lanh. Hạn chế tối đa sự tương tác thuốc.